×
×

Tranh cãi câu trả lời đúng tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia vừa khép lại với chiến thắng của Lê Xuân Mạnh, nhưng gây chú ý hơn là 2 câu hỏi gây tranh cãi ở phần thi Về đích.

Bốn thí sinh tham dự trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia - Ảnh: HÀ QUÂN

Bốn thí sinh tham dự trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia – Ảnh: HÀ QUÂN

Đây cũng là một trong những lần hiếm hoi các thí sinh Olympia và ban cố vấn có những sự tranh biện trực tiếp ngay tại trường quay khi chương trình được truyền hình trực tiếp.

Xem lại tranh cãi về đáp án đúng tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Nêu tên hay công thức hóa học?

Câu hỏi về đích cuối cùng của Trọng Thành, học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), là câu: “Thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh, sứ và nhiều ứng dụng khác. Bạn hãy cho biết thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của hai hợp chất nào (nêu công thức phân tử)?”.

Câu hỏi trị giá 20 điểm và Trọng Thành đã đặt ngôi sao hy vọng để được gấp đôi số điểm nếu trả lời đúng.

“Câu trả lời của em là Na2SiO3 và K2SiO3“, Trọng Thành nói sau đó khoảng 4 giây thì sửa lại thành “Natri Silicat và Kali Silicat”.

Theo luật của phần về đích, chương trình sẽ chấp nhận câu trả lời cuối cùng của thí sinh. Nghĩa là câu trả lời được ghi nhận của Trọng Thành là Natri Silicat và Kali Silicat.

MC Ngọc Huy đã cho các thí sinh còn lại được giành quyền trả lời và Việt Thành – học sinh Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) – bấm chuông, trả lời là “Na2SiO3 và K2SiO3“.

MC Ngọc Huy giải thích: “Trọng Thành hãy đọc kỹ lại câu hỏi, trong câu hỏi có nêu rõ là nêu công thức phân tử nên câu trả lời cuối cùng chúng tôi nhận được không phải là công thức phân tử”.
Câu hỏi hóa học gây tranh cãi - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Câu hỏi hóa học gây tranh cãi – Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Ngay lập tức, Trọng Thành giơ tay để được tranh biện tại chỗ: “Công thức phân tử được đặt trong dấu ngoặc nên có thể nêu công thức phân tử hoặc không. Bởi vì câu hỏi chỉ là yêu cầu tụi em chỉ ra là 2 hợp chất nào nên em có thể đọc tên chất”.

Lúc này MC nhờ đến ban cố vấn. PGS.TS Trần Trung Ninh – tổ trưởng bộ môn phương pháp giảng dạy, khoa hóa học Trường đại học Sư phạm Hà Nội – cho rằng câu trả lời của Trọng Thành chính xác và được chấp nhận.

Ngay tức thì, Việt Thành tranh biện rằng nếu nêu cả tên và công thức thì không cần chú thích ngoặc đơn làm gì, và đã có chú thích thì phải nêu đúng công thức phân tử.

Cố vấn Trần Trung Ninh nói: “Về ý nghĩa của các chất thì có thể đọc tên hoặc đọc công thức. Nói về một chất thì người ta thường dùng tên chất. Mở ngoặc đơn thì chỉ là một chú thích cho chi tiết thêm. Đọc tên tôi nghĩ là đã đầy đủ rồi”.

Quyết định cuối cùng điểm số thuộc về Trọng Thành, giúp bạn tăng số điểm lên 165 điểm. Trong trường hợp kết quả ngược lại, Trọng Thành sẽ chỉ còn 105 điểm và Việt Thành sẽ lên  160 điểm.

Đọc nguyên tác chữ Hán hay bản dịch?

Câu hỏi 30 điểm của thí sinh Minh Triết – học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế, thí sinh về đích cuối cùng – hỏi: “Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu viết: “Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như? / Mai sau, dù có bao giờ… / Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!”. “Câu thơ thuở trước” mà tác giả nói đến là 2 câu thơ nào và trong bài thơ nào của Nguyễn Du?”.

Minh Triết không trả lời được, và các thí sinh còn lại được giành quyền trả lời.
Câu hỏi về lĩnh vực văn học gây tranh cãi - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Câu hỏi về lĩnh vực văn học gây tranh cãi – Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Xuân Mạnh – học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) – bấm chuông và đọc câu: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?” và cho biết các câu trích trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký”.

Đáp án được MC chấp nhận, giúp Xuân Mạnh tăng từ 190 điểm lên 220 điểm, dẫn đầu các thí sinh.

Tuy nhiên, Trọng Thành lập tức giơ tay nêu ý kiến đề thi hỏi câu thơ nào của Nguyễn Du thì phải đọc câu thơ nguyên tác (câu thơ chữ Hán), không thể đọc câu thơ bản dịch vì có rất nhiều bản dịch khác nhau.

Câu thơ chữ Hán nguyên tác của Nguyễn Du là “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

PGS.TS Hà Văn Minh – trưởng khoa ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội – cho rằng “Độc Tiểu Thanh Ký” là bài rất nổi tiếng, có trong chương trình phổ thông.

“Đáp án mà ban cố vấn đã đưa ra và đã duyệt là có thể trả lời một trong 2 cách là đọc nguyên văn phiên bản tiếng Hán hoặc bản dịch nghĩa”, ông Minh nói.

Giành 30 điểm trong câu hỏi này là bản lề giúp Xuân Mạnh giành chiến thắng chung cuộc.

Related Posts

Lý Hùng: Nam tài tử có đời tư trong sạch, từng có mức cát-xê tương đương 2 tỷ đồng, tham gia hơn 100 bộ phim tại Việt Nam

Lý Hùng là nam tài tử được nhiều khán giả yêu quý, có đời tư sạch và cuộc sống viên mãn ngoài 50. Lý Hùng là nam…

Khoe con gái mới s:inh đáng yêu nhưng Lan Phương lại để lộ góc khuất chỉ ai lấy chồng Tây mới hiểu

Lan Phương mới đây đã không ngại xấu khi khoe hình ảnh mới sinh con gái. Cô cũng tiết lộ những khó khăn trong lần sinh nở…

Vì sao Thanh Lam là nữ diva đầu tiên được phong Nghệ sĩ Nhân dân?

Diva Thanh Lam bất ngờ xuất hiện trong danh sách các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND năm nay. Thành tích này đến từ những…

Tiếc cho cuộc đời nhạc sĩ tài năng nhất nhì showbiz Việt: Sự nghiệp đỉnh cao thì bị TNGT sống thực vật suốt 5, ngơ ngác như một đứa trẻ

Sau TNGT, Sỹ Luân gần như m.ất đi hoàn toàn ý thức, không thể tự ăn, tự tắm và tự sinh hoạt như người bình thường. Bi.ến…

Theo NSND Việt Anh chia sẻ thì cô gái trong ảnh là người rất vô tư.Mới đây, thông tin NSND Việt Anh có tình yêu mới ở tuổi U70…

Thực hư tin đồn diva Thanh Lam đã chia tay người chồng thứ 3, con trai hết mực khuyên ly hôn nếu không hợp

Đăng ảnh chụp màn hình một trang mạng tung thông tin “chia tay” thất thiệt, bác sĩ Bùi Tiến Hùng cũng có lời nhắn nhủ người tạo…