×
×

Khánh Hòa: Chị mang bầu hộ em gái sinh được con sinh đôi, cuộc hôn nhân sau đó của em làm chị áy náy

“Con đó nó đẻ mướn đấy, mua đất cất nhà mà ở đi!”, chị Ngô Thị Mỹ ở Khánh Hòa thường phải nghe dân làng nói ra nói vào như thế khi nhận lời mang thai hộ em họ.

Tháng 3/2016, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), hai em bé song sinh khác trứ.ng chào đời khỏe mạnh nhờ người mang t.hai hộ (MTH). Hạnh phúc, nhưng cũng đầy nhọc nhằn với những người trong cuộc.

Bỗng nhiên bị gọi “bà đ.ẻ mướn”

Chị Ngô Thị Mỹ (41 tuổi, ngụ xã Diên Lạc, H.Diên Khánh, Khánh Hòa) khá “nổi tiếng” ở làng vào năm 2015 vì nhiều người nói chị đi “đ.ẻ mướn”. Vốn là nông dân chỉ biết đi làm chăm chỉ, lại sống ở làng từ bé nên chị Mỹ khá s.ốc.


Hai người mẹ của Tin – Pin (từ trái qua: chị Hiền, Tin, Pin, chị Mỹ)

L.V

Giữa tháng 8/2023, tôi gặp chị Mỹ khi chị đang đến thăm hai bé sinh đôi khác tr.ứng mà chị đã đẻ giùm cho em họ. Hai bé Tin – Pin vừa tròn 7 tuổi, quấn quýt bên chị Mỹ và mẹ ru.ột là chị Nguyễn Thị Thu Hiền (37 tuổi). Cặp song sinh này được cả hai bà mẹ chăm nom từ bé, những lúc một trong hai đứa bệnh, chị Mỹ sẵn lòng qua chăm sóc cùng Hiền vì nhà gần nhau. Cho tới vài năm gần đây, dù bé Tin đã chuyển về nhà mẹ ru.ột ở khác xã nhưng chị Mỹ và chồng con vẫn tranh thủ thi thoảng qua thăm. Chị Mỹ cười khề khà, có chút ngại ngùng bảo: “Ông xã còn tưởng con tui không đó, nhưng mình b.én hơi tụi nhỏ từ khi còn b.ầu b.ì. Nghe nó lớn từng ngày mà. Với dù sao cũng là bà con… Hai đứa lanh lắm, lớn là theo phe mẹ hơn bà Út nha”.

Thời gian này như bù lại nỗi đ.ắng c.ay khi chị Mỹ đồng ý đ.ẻ giùm em họ. Chị Hiền, mẹ ru.ột hai bé song sinh, chỉ có thể chia sẻ với người chị họ bằng cách chăm sóc kỹ bà bầu suốt t.hai kỳ.

“Tụi mình ở vùng quê ít có kiến thức về khoa học nên họ hay nặng nề trong lời nói. Khi chị Mỹ bị điều tiếng, mình cũng lo lắm, s.ợ bả ng.hĩ qu.ẩn rồi đì.nh c.hỉ th.ai. Có lần mình r.ón r.én bảo: Hay chị qua nhà mẹ em bên xã khác ở cho đỡ bị người ta để ý? Nhưng chị Mỹ vẫn kiên trì và ít khi để l.ộ cảm xúc, dù mình biết chị ấy có buồn trong lòng. Thực ra thì vợ chồng Hiền có tiền đâu mà thuê người đ.ẻ mướn? Tụi mình đều đi làm công ty, số tiền mấy trăm triệu chủ yếu để đi làm IVF cũng là tích cóp cực k.hổ. Chị Mỹ biết thế nên dù khi mang b.ầu bị “ngh.én hà.nh”, rồi ti.ểu đườ.ng th.ai kỳ, hu.yết á.p c.ao… nhưng vẫn ráng chịu hết để sinh hai bé khỏe mạnh như bây giờ”, chị Hiền kể.

“Bà đỡ” Vũ Minh Ngọc, bác sĩ thực hiện ca mang thai hộ cặp song sinh đầu tiên ở phía nam

Ngọc Dương

Khi mang b.ầu giùm cho em, chị Mỹ đang có một bé trai 11 tuổi. Nỗi lo lớn nhất của bà mẹ này là một lần sinh như một lần qua cửa t.ử, rồi con mình ai lo? Thêm nữa là lần đầu chị được biết về phương pháp khoa học làm IVF, bản thân phải chích nhiều loại thuốc n.ội t.iết t.ố để làm dày ni.êm m.ạc t.ử c.ung, tăng khả năng đậu t.hai. Mà lại mang th.ai đôi, nguy cơ sinh non và nhiều r.ủi r.o khác trong t.hai kỳ lẫn khi sinh khiến chị không khỏi phập phồng. Rồi bà con trong làng, vì chưa từng nghe về chương trình MTH nhân đạo mà chỉ nghĩ đơn giản là “đ.ẻ mướn”, nên có người còn hỏi thẳng thừng chị là đ.ẻ vầy rồi được bao nhiêu? Mua được miếng đất chưa?

“Mình ra đường nhiều người không biết, họ nói “Sao em không mua đất đi, cất cái nhà ở?”. Ý là làm việc đấy có tiền ấy mà. Thực ra là mình giúp em nó. Người ta nói thì mình cũng bỏ ngoài tai. Nhưng cũng buồn lắm, lại đang bầu bì nên càng dễ tủi thân. Có đêm nằm khóc miết, nhưng sáng dậy gặp em lại bảo do m.ất ngủ nên mắt sư.ng thôi”, chị Mỹ cười nhớ lại quãng thời gian khó khăn.

Mong các con yêu thương cuộc sống của mình hơn

“Công sinh như công dưỡng, tôi luôn tự nhủ như vậy”, chị Hiền nói về người mẹ thứ hai của Tin và Pin.

Tin và Pin năm nay 7 tuổi

L.V

Bẩ.m si.nh, chị Hiền đã bị “t.ử cu.ng nhi hóa”, một hội chứng y học khiến t.ử cu.ng người phụ nữ không thể phát triển và có con tự nhiên. Dù vậy, chị Hiền và chồng vẫn quyết định cưới nhau vì tình yêu quá lớn dành cho nhau từ thời còn đi học. Khi về nhà chồng, biết không giấu được lâu, hai vợ chồng đã xin phép bố mẹ để làm MTH ngay khi luật pháp cho phép.

Chị Hiền kể: “Khi luật pháp chưa cho phép, mình cũng đành xuôi theo số phận thôi. Mình nói với ba Tin – Pin nếu vì con cái thì cứ chia tay, mình chấp nhận để anh có được hạnh phúc trọn vẹn vì mình không thể sinh con. Nhưng anh ấy chọn giữ lại vợ và chờ đợi ngày y học tiến bộ hơn để có con. Nếu ai đó nghĩ rằng có người MTH là khỏe re thì sai lầm lắm. Chưa kể rủ.i r.o ph.ôi không đạt, t.hai khó đậu… Trăm thứ lo chứ không phải thấy có người “đ.ẻ giùm” là xong. Mỗi lần ch.ọc h.út trứ.ng mình lại cầu nguyện, vì bẩm sinh mình không có kin.h ng.uyệt nên rất khó canh ngày rụ.ng tr.ứng, phải siêu âm mới biết. Đi siêu âm lần đầu được có 3 trứ.ng thôi nên bác sĩ chưa h.út vì ít quá, s.ợ không đủ tạo ph.ôi. Tối đó về nằm lo, chỉ biết cầu nguyện, may quá sáng hôm sau đi siêu âm được 7 trứng, bác sĩ nói làm hồ sơ để hút liền. Hút xong thì nằm bất động một tuần luôn, không đi đâu được. Đ.au đớn như người đi đ.ẻ vậy…”.

Chị Mỹ bây giờ cũng đã có thêm một bé gái 2 tuổi. Niềm vui của bà mẹ này không chỉ là làm mẹ ở độ tuổi 40 thêm lần nữa. Chị vui vì cô em họ mình nay cũng đã có thể bước qua gian nan để được làm mẹ của những đứa trẻ lanh lợi.

Nếu không có chị Mỹ, có lẽ chị Hiền sẽ mãi mãi không bao giờ chạm tới ước mơ làm mẹ. Hai bà mẹ này thống nhất là sau này khi Tin – Pin lớn và hiểu chuyện, họ sẽ kể con nghe về câu chuyện con ra đời thế nào. Chị Hiền nói: “Mình thấm thía cảnh bị dị nghị này kia khi mang thai giùm em, nên mình nghĩ khi nói cho con biết, con sẽ hiểu cha mẹ vất vả ra sao mới có con, từ đó mới yêu thương cuộc sống của mình hơn, vui hơn vì có đến hai người mẹ”.

Chị Hiền tâm sự về cuộc sống hiện tại: “Khi đã có con rồi, tưởng hạnh phúc tròn đầy thì chúng mình lại gặp trục trặc trong lối sống và chia tay. Giờ Tin ở với mình, Pin ở với ba. Có con là ước nguyện của bất kỳ cặp vợ chồng nào, nhưng có lẽ ở được với nhau hay không, đâu chỉ vì có hay không có con chung?”. (còn tiếp) 

Bác sĩ cũng áp lực

Bác sĩ Vũ Minh Ngọc, người thực hiện IVF cho cặp song sinh đầu tiên nhờ MTH, chia sẻ: “Đó là ca đầu tiên tôi làm IVF song sinh mà nhờ người MTH nên khi làm thì chúng tôi cũng khá áp lực. Nhất là Hiền có ít trứng nên số ph.ôi tạo được cũng ít hơn người khác. Khi chuyển p.hôi cho người MTH, thông thường chúng tôi chỉ chọn phôi nuôi ngày 5 là tốt nhất và chuyển một p.hôi. Nhưng do Hiền ít ph.ôi quá nên tôi phải đưa ph.ôi nuôi ngày 3 vào, tuy không bằng ph.ôi ngày 5 nhưng sẽ giảm rủ.i r.o trong quá trình nuôi lên ngày 5. Vì vậy tôi đã xin phép hội đồng chuyên môn chuyển 3 p.hôi ngày 3 nhằm tăng khả năng có th.ai, cũng hy vọng là đậu một th.ai thôi. Nhưng may mắn là chị Mỹ đậu th.ai đôi và sinh hai em bé khỏe mạnh”.

Cặp sinh đôi ra đời nhờ mang th.ai hộ đầu tiên ở Việt Nam

Cặp anh em sinh đôi vừa chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2,1kg và 1,9kg tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) trong sự vui mừng của người nhà. Đây là ca mang th.ai h.ộ thành công đầu tiên ở miền Nam và là cặp song sinh nhờ mang t.hai h.ộ đầu tiên ở Việt Nam.

Hai bé trai khỏe mạnh, bụ bẫm đang được chăm sóc tại khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ (ảnh K.Q)

Sáng 18/3, bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hai bé trai chào đời vào ngày 16.3. Mặc dù sinh non, chào đời ở tuần thai thứ 35, nhưng hai bé đều có sức khỏe tốt, khóc to, tự thở. Đây là một trong những thành tựu của TPHCM cả về góc độ y khoa lẫn xã hội.

Theo bác sĩ Hải, cha mẹ ruột của 2 em bé ngụ ở Khánh Hòa. Cả hai vợ chồng còn rất trẻ. Người mang th.ai là chị N.T.M (34 tuổi) cũng ngụ ở tỉnh Khánh Hòa, là chị họ của cha em bé. Chị đã có chồng và sinh được 2 con. Vì thương em nên chị tự nguyện mang th.ai hộ giúp em mình.

Bác sĩ Vũ Minh Ngọc, Phó trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hai vợ chồng nhờ mang t.hai hộ đã cưới nhau nhiều năm mà không có con. Đi khám, người vợ phát hiện bị d.ị t.ật b.ẩm s.inh không có t.ử cu.ng, bất sản một phần trên â.m đ.ạo, không có kin.h ngu.yệt. Hai bu.ồng trứ.ng thì vẫn phát triển bình thường.

Hai vợ chồng đã chạy chữa suốt 5 năm trời mà vẫn không có kết quả, họ đứng trước nguy cơ phải ly h.ôn. Vào năm 2015, khi nghe tin pháp luật đã cho phép mang t.hai hộ, hai vợ chồng đã vô cùng vui mừng, đến Bệnh viện Từ Dũ để nộp hồ sơ xin mang th.ai h.ộ. Tuy nhiên, thời gian này, luật mang th.ai h.ộ vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể bằng thông tư của Bộ Y tế. Trong thời gian chờ đợi,  Bệnh viện Từ Dũ đã quyết định để hai vợ chồng IVF trước.

Bệnh viện đã ch.ọc hút 6 trứ.ng của người vợ mang th.ụ ti.nh với ti.nh b.inh của người chồng. Cả 6 trứng đều t.hụ ti.nh tốt và trở thành 6 ph.ôi, được bảo quản kỹ lưỡng. Sau đó, khi thủ tục pháp lý đã hoàn thiện, các bác sĩ mới tiến hành chuyển 3 ph.ôi vào t.ử cu.ng người mang t.hai hộ (người chị họ). Sau 4 tuần, kết quả siêu âm cho thấy người mang t.hai hộ mang song th.ai. Sản phụ được theo dõi tình hình sức khỏe rất sát sao. Đến tuần t.hai thứ 29, các bác sĩ đã tiến hành hỗ trợ ph.ổi cho th.ai nhi. Đến tuần thứ 35, sản phụ v.ỡ ố.i và được m.ổ lấy th.ai thành công. Hai bé trai chào đời khỏe mạnh và được chuyển qua chăm sóc đặc biệt ở Khoa hồi sức sơ sinh. Hiện tại, sức khỏe hai bé khá tốt và có thể sẽ được bàn giao cho gia đình trong ngày hôm nay 18/3.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, mang th.ai h.ộ là một vấn đề khá nh.ạy cả.m. Ở thế giới đã có không ít cuộc tranh chấp, k.iện tụ.ng đ.òi quyền nuôi con giữa người nhờ mang t.hai hộ và người mang tha.i hộ. Rút kinh nghiệm từ các nước, ở ca mang t.hai hộ đầu tiên này, các bác sĩ khoa Hi.ếm m.uộn đã làm công tác tư tưởng, tư vấn tâm lý cho cả cặp vợ chồng nhờ mang th.ai hộ lẫn người chị họ. Do vậy, hiện tại, khi 2 em bé chào đời, tâm lý của gia đình rất tốt. Theo nguyên tắc, bệnh viện sẽ bàn giao 2 em bé cho người mang th.ai hộ có sự chứng kiến của cặp vợ chồng nhờ mang t.hai hộ. Bệnh viện sẽ tư vấn tiếp để việc giao con cho người nhờ mang th.ai hộ được thuận lợi, trọn tình trọn nghĩa, tránh làm tổn thương người mẹ đã mang nặng đ.ẻ đ.au.

Tại Bệnh viện Từ Dũ, chị N.T.M (34 tuổi) – người mang t.hai hộ cho biết, chị rất vui và hạnh phúc vì hai con chào đời khỏe mạnh: “Nhà tôi và nhà 2 em ở sát vách nhau nên tôi cũng yên tâm. Sau này, 2 đứa nhỏ chạy qua chạy lại với tôi cũng vui”.

Cặp vợ chồng nhờ mang th.ai hộ cũng cho biết “hạnh phúc không có lời nào diễn tả”. Theo kế hoạch, vợ chồng anh chị sẽ coi chị họ – người mang th.ai hộ như mẹ nuôi của các con mình.

Bác sĩ Minh Ngọc cho biết, từ tháng 1.2016, Bệnh viện Từ Dũ đã nhận 33 hồ sơ xin mang th.ai hộ, trong đó 20 trường hợp đã được duyệt. Hiện tại, khoa Hi.ếm mu.ộn của bệnh viện đã chuyển phôi cho 11 người mẹ với 13 lượt. Có 6 ca đã có th.ai. Đầu năm 2016, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội cũng đã chào đón bé gái đầu tiên ở Việt Nam ra đời nhờ phương pháp mang th.ai hộ.

Related Posts

Lý Hùng: Nam tài tử có đời tư trong sạch, từng có mức cát-xê tương đương 2 tỷ đồng, tham gia hơn 100 bộ phim tại Việt Nam

Lý Hùng là nam tài tử được nhiều khán giả yêu quý, có đời tư sạch và cuộc sống viên mãn ngoài 50. Lý Hùng là nam…

Khoe con gái mới s:inh đáng yêu nhưng Lan Phương lại để lộ góc khuất chỉ ai lấy chồng Tây mới hiểu

Lan Phương mới đây đã không ngại xấu khi khoe hình ảnh mới sinh con gái. Cô cũng tiết lộ những khó khăn trong lần sinh nở…

Vì sao Thanh Lam là nữ diva đầu tiên được phong Nghệ sĩ Nhân dân?

Diva Thanh Lam bất ngờ xuất hiện trong danh sách các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND năm nay. Thành tích này đến từ những…

Tiếc cho cuộc đời nhạc sĩ tài năng nhất nhì showbiz Việt: Sự nghiệp đỉnh cao thì bị TNGT sống thực vật suốt 5, ngơ ngác như một đứa trẻ

Sau TNGT, Sỹ Luân gần như m.ất đi hoàn toàn ý thức, không thể tự ăn, tự tắm và tự sinh hoạt như người bình thường. Bi.ến…

Theo NSND Việt Anh chia sẻ thì cô gái trong ảnh là người rất vô tư.Mới đây, thông tin NSND Việt Anh có tình yêu mới ở tuổi U70…

Thực hư tin đồn diva Thanh Lam đã chia tay người chồng thứ 3, con trai hết mực khuyên ly hôn nếu không hợp

Đăng ảnh chụp màn hình một trang mạng tung thông tin “chia tay” thất thiệt, bác sĩ Bùi Tiến Hùng cũng có lời nhắn nhủ người tạo…