Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu? Có thay đổi gì so với tuổi về hưu theo quy định của pháp luật hiện hành và mức hưởng lương hưu của giáo viên được tính như thế nào?

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024

Quy định về tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu của giáo viên từ năm 2024

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 09 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi. Từ năm 2024, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm 03 tháng đối với giáo viên nam và 04 tháng đối với giáo viên nữ.

Giáo viên nam
Giáo viên nữ

Năm nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu
Năm nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu

2024
61 tuổi

2024
56 tuổi 04 tháng

2025
61 tuổi 03 tháng
2025
56 tuổi 08 tháng

2026
61 tuổi 06 tháng
2026
57 tuổi

2027
61 tuổi 09 tháng
2027
57 tuổi 04 tháng

Từ năm 2028 trở đi
62 tuổi
2028
57 tuổi 08 tháng

2029
58 tuổi

2030
58 tuổi 04 tháng

2031
58 tuổi 08 tháng

2032
59 tuổi

2033
59 tuổi 04 tháng

2034
59 tuổi 08 tháng

Từ năm 2035 trở đi
60 tuổi

Đặc biệt, giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 05 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu?
Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Cách tính lương hưu của giáo viên

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng
=
Tỷ lệ hưởng
x
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

Lao động nam
Lao động nữ

– Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

– Mức hưởng tối đa là 75%.
– Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

– Mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng

Xem chi tiết: Cách tính lương hưu hằng tháng đơn giản và chính xác

Ví dụ: Ông A đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm. Khi ông A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau:

– 20 năm đóng bảo hiểm xã hội: Hưởng 45%.

– 05 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại: Hưởng 05 x 2% = 10%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A  = 45% + 10% = 55%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông A = 09 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A = 55% x 09 triệu đồng = 4,95 triệu đồng/tháng.