Theo quy định, giáo viên nữ có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại thời điểm nghỉ hưu khi thuộc một số trường hợp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại thời điểm nghỉ hưu khi thuộc một trong 4 trường hợp sau:

Quy định về tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu của giáo viên từ năm 2024

– Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021.

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

– Có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại Điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP từ đủ 15 năm trở lên.

Đối với giáo viên nữ, tuổi nghỉ hưu thấp nhất từ năm 2024 trở đi như sau:
Ảnh minh họa: Quế Chi
Theo đó, tuổi nghỉ hưu thấp nhất của giáo viên được xác định cụ thể theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.